Mình làm quen với Origami khá sớm, tuy chưa thử nhiều Crease Patterns (CP) phức tạp, nhưng vẫn có chút tự hào khi biết đến môn nghệ thuật kén chọn người chơi này. Origami xuất phát từ Nhật và Châu Âu, tuy nhiên theo mình nguồn gốc chỉ là một phần thôi, quan trọng là Origami đã thực sự "thăng hoa" ở Nhật và cả thế giới đều công nhận công đó thuộc về người Nhật. Mọi đứa trẻ ít nhiều đều biết xếp giấy, khéo tay một chút thì xếp hạc giấy, không thì chí ít vẫn xếp được cái máy bay giấy...Có thể thấy rằng Origami thật sự rất gần gũi với tuổi thơ chúng ta, không phải là cái gì xa lạ hay cao siêu cả. Theo cái nhìn có tính chủ quan của mình, xếp hình giúp cho con người gần nhau hơn, một cách đơn giản nhưng mang lại giá trị tinh thần cao, mình thấy nó thật tinh tế. Mình vẫn nhớ rất rõ hồi bé, có rất ít mẫu xếp như bây giờ cho nên khi học được một cách xếp mới cảm giác như mình rất tự hào, bởi vì sao? Cảm giác như mình tự tạo một món đồ chơi mà không phải xin tiền bố mẹ hay ai đó, đã vậy còn có thể tạo bao nhiêu cái, bao nhiêu màu tùy ý. Hồi xưa trong xóm toàn đường đất nên sau khi mưa lớn nước không rút kịp chảy thành dòng len lỏi giữa đám cỏ mọc ven đường, cả xóm chúng mình tụ lại tầm dăm bảy đứa thi nhau gấp thuyền, thúng thả khắp mặt đường vui phải biết. Nãy giờ nói lang mang quá hehe...giờ đến phần chủ yếu, trước tiên mình giới thiệu vài mẫu nỗi tiếng từ mức độ đơn giản đến phức tạp.
Rat - Eric Joisel |
Eric joisel cái tên được nhiều người nhắc đến với nhiều cảm xúc, vừa khâm phục tài năng của vừa tiếc nuối trước sự mất mát đột ngột của ông ở tuổi 54 (1956-2010). Eric bắt đầu là một thợ điêu khắc, tuy nhiên sau nhiều năm làm việc ông đã chọn cho mình một chất liệu độc đáo để thể hiện những tác phẩm của mình, đó là giấy. Theo thông tin thu nhập được, ông bắt đầu sự nghiệp của mình ở Châu Âu nhưng có vẻ như tác phẩm của ông không được ủng hộ lắm ở thị trường này. Sau đó ông chuyển sang Mỹ nơi người ta bắt đầu biết đến những tác phẩm của ông.
Tác phẩm của Eric thiên về điêu khắc nó mềm mại chứ không "góc cạnh" như tác phẩm gấp giấy thông thường. Đó chính là sự khác biệt tạo nên thế độc tôn trong những tác phẩm của Eric. Cho dù có được Diagrams cũng không thể "nặn" cho ra được cái hồn của tác phẩm. khi nhìn chúng người ta chỉ biết ngậm ngùi xuýt xoa tự hỏi không biết có ma thuật ở đây không mà nhìn mỗi bức như có hồn trong đó vậy,có lẽ vì thế nên người gọi ông là một phù thủy "Magician Origami". Khi lần đầu nhìn thấy "the King" trong "Lord of the rings" cứ tưởng ... bằng đá. Sau đây có một vài hình mà mình thích nhất.
Còn đây là 1 trong những cuốn sách hiếm hoi nói về Eric. Các bạn có thể down từ link này.
http://www.4shared.com/office/lTJnA3qU/_Eric_Joisel-The_magician_of_O.html
Chúng ta tiếp tục với tác giả số một Nhật Bản, được mệnh danh là ông vua của Origami, Satoshi Kamiya. Anh này mới hơn 30 tuổi một tý thôi, nhưng nội công thâm hậu thuộc dạng bậc nhất, anh đặc biệt hứng thú với các mẫu rồng và cũng không có gì ngạc nhiên là con "King of Dragon" cũng từ anh mà ra. Hix... nhắc đến con này mình chợt nhớ là mới gấp có cái đầu của nó mà muốn bấn loạn (do phải gấp từ CP) cho nên từ bỏ giấc mộng kill con này. Thời gian này mình rất rảnh, do "khủng hoảng kinh tế" người người thất nghiệp và mình cũng không phải ngoại lệ, nằm ở nhà cả tháng nay nản cực kỳ, đúng lý ra theo dự trù nếu rảnh là mình sẽ kill con Ryujin Dragon 3.5 (rồng thần) nhưng giờ nhìn oải oải thế nào á, đúng là trải qua rồi mới thấy hâm mộ mấy tay kill con này, hâm mộ sức kiên trì, khéo léo.
Xin giới thiệu với các bạn "đứa con" đã đưa Satoshi Kamiya đến danh hiệu King of Origami. Mình đặc biệt ưu ái tác phẩm này của Kamiya bởi "ăn nằm, vật lộn" với nó cả tháng trời, nào là tìm giấy phù hợp, tham khảo các tiền bối...vậy mà rút cuộc cũng chưa ra được cái hình hài chứ đừng nói tới đẹp xấu. Một tấm cận cảnh cho các bạn mãn nhãn nè.
Kamiya mang một hình ảnh gần gũi hơn với đại ta số tín đồ Origami, anh đã xuất bản nhiều sách và quan trọng hơn đa phần các tác phẩm của anh đều có diagrams, xin nói ngoài lề tý xíu viết ra một cái diagram khó và lâu hơn là viết CP nhiều, thậm chí có những mẫu chẳng bao giờ có diagram bởi nó quá khó, bên cạnh đó nhiều tác giả chỉ muốn giữ nó cho riêng mình, tôi ngưỡng mộ Eric nhưng lại thích và khâm phục Kamiya nhất bởi tinh thần quảng đại và công sức anh cống hiến cho Origami.Satoshi Kamiya |
Đây là một vài sách có tác phẩm của anh. Nhìn chung những tác phẩm đã có diagram rồi thì như "cá mang lên thớt" rồi, kiểu gì cũng kill được, tùy thuộc vào bước tạo hình cuối cùng thể hiện đẳng cấp người gấp.
Tiếp tục phần dang dở bữa h, tiếp theo là Robert J.Lang, ông này đa phần xếp côn trùng, có thể kể đến cuốn Insects II, hay bộ 3
Chef Rat- Nguyễn Hùng Cường |
Hoàng Tiên Quyết |
Swan-HTQ |
Hay mẫu thiên nga củaToshikazu Kawasaki xếp rất nhanh chỉ mất 2 phút để hoàn thành.
Swan |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.